Cùng xem cách kiểm soát các nhu cầu thể chất ngày càng tăng ở ba tháng cuối của thai kỳ.
Khi bạn đi vào giai đoạn cuối của thai kỳ, sự mệt mỏi hay khó chịu tăng lên. Cân bằng dinh dưỡng, nghỉ ngơi và hoạt động lành mạnh sẽ góp phần vào sức khoẻ tổng thể của bạn bởi thai kỳ này đòi hỏi nhiều hơn về thể chất. Dưới đây là một số lời khuyên để giúp bạn đối phó với những gì bạn có thể gặp.

Đau lưng
Khi bé và tử cung của bạn phát triển, cơ bắp của bạn căng ra, điều đó cũng làm căng cơ lưng của bạn.
Mẹo: Dùng gối tựa lưng. Nghỉ ngơi bất cứ khi nào có thể. Duy trì tư thế đúng, mang giày thoải mái và làm các động tác giãn cơ. Hạn chế việc nâng đồ vật nặng, nhưng nếu bạn phải làm, hãy sử dụng chân và cánh tay của bạn.
Đau hông
Để chuẩn bị cho sinh nở, các hormone làm cho các khớp xương chậu của bạn nới lỏng. Điều này có thể gây ra đau hông, thường đau ở một bên.
Mẹo: Hãy hỏi bác sĩ của bạn cho một số bài tập để tăng cường sức chịu đựng cho phần lưng dưới và phần cơ bụng. Hãy thử tắm nước ấm và chườm.
Chuột rút chân
Chuột rút ở chân xảy ra thường do các khớp xương chậu mềm ra để chuẩn bị cho việc sinh nở, thường kết hợp với tình trạng lưu thông máu kém và bé đè lên dây thần kinh. Điều này thường xảy ra vào ban đêm hoặc sáng sớm.
Mẹo: Hãy vận động. Đi bộ với tốc độ vừa phải. Hãy thử uốn cong bàn chân và kéo giãn đôi chân (không căng ngón chân). Nâng và giữ chân của bạn. Nói chuyện với bác sĩ về ống hỗ trợ thai sản hoặc đai thai sản đàn hồi.
Đau thần kinh toạ hoặc đau chân/ngứa ran/tê
Bé lớn dần lên có thể gây áp lực lên dây thần kinh hông chạy từ lưng dưới đến bàn chân của bạn. Điều này có thể gây ngứa ran, tê hoặc đau, được gọi là đau thần kinh tọa.
Mẹo: Bạn có thể được thư giãn khi bé thay đổi vị trí. Trước đó, hãy thử tắm nước ấm hoặc dùng miếng dán nóng. Nằm ngủ nghiêng về bên đối diện với chỗ mà bạn cảm thấy đau.
Đau âm đạo
Nếu bạn đang cảm thấy đau nhói ở vùng âm đạo vào thời điểm này, cổ tử cung của bạn có thể đang bắt đầu giãn ra.
Mẹo: Hãy cố gắng thư giãn, bé sắp ra đời rồi.
Sưng và bí tiểu
Sưng ở cổ tay hoặc mắt cá chân của bạn là do ứ dịch và tăng estrogen. Nước được giữ lại giúp chứa khối lượng máu gia tăng và bù đắp lượng nước bạn sẽ bị mất trong quá trình sinh.
Mẹo: Nâng cao bàn chân khi có thể, và đi giày rộng, thoải mái. Tập thể dục để cải thiện lưu thông máu (tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước). Uống nhiều nước và hạn chế (hoặc tránh) các thuốc lợi tiểu, vì chúng làm cho cơ thể bài tiết nước và muối. Nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ của bạn.
Ợ nóng
Ợ nóng có thể vì axit trong dạ dày trào lên thực quản, hoặc do áp lực của bé và tử cung lên dạ dày của bạn.
Mẹo: chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa. Hạn chế thực phẩm có dầu mỡ cũng như các loại thực phẩm chế biến, sô cô la và các đồ uống có ga. Cố gắng thư giãn và ăn chậm. Nếu có thể, hãy đi bộ sau khi ăn để giữ cho dịch vị ổn định phía dưới.
Táo bón
Mức độ hormone cao làm chậm tiêu hóa của bạn, cộng với việc em bé của bạn đạp vào hệ thống tiêu hóa làm hệ tiêu hóa kém hiệu quả và gây táo bón.
Mẹo: Hãy uống thật nhiều nước. Tập thể dục một cách an toàn. Ăn các thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, cám và mận khô.
Bị trĩ
Táo bón cũng có thể dẫn đến bệnh trĩ, đau đớn, sưng tĩnh mạch xung quanh trực tràng, thường bị ngứa và chảy máu.
Mẹo: Ăn nhiều chất xơ, nước uống và tập thể dục để giữ cơ thể bạn bình thường. Cố gắng không đẩy mạnh khi đi vệ sinh. Tránh đứng hoặc ngồi trong thời gian dài. Chườm nước đá lạnh, tắm nước ấm với baking soda và dùng giấy vệ sinh không mùi mềm mại có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
Đi tiểu thường xuyên và bị rỉ nước
Tử cung mở rộng gây áp lực lên bàng quang của bạn, dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên. Nó cũng có thể gây ra rò rỉ nước tiểu, đặc biệt là sau khi bạn cười, ho hoặc hắt hơi.
Mẹo: Thải nước trong bọng đái của bạn ra hoàn toàn. Dùng băng vệ sinh hàng ngày, và giữ các bài tập Kegel để giữ quyền kiểm soát.
Mệt mỏi
Mệt mỏi ở giai đoạn này là bình thường, vì bạn phải gắng sức để mang thêm trọng lượng của bé đang phát triển nhanh chóng.
Mẹo: Hãy thư giãn. Ngủ trưa nếu có thể, và đi ngủ sớm. Ăn uống tốt và uống nhiều nước. Tiếp tục thói quen tập thể dục của bạn. Và đừng ngại yêu cầu giúp đỡ từ mọi người xung quanh.
Vấn đề giấc ngủ
Thường mẹ khó có thể ngủ ngon trong tam cá nguyệt thứ ba, do kích thước bụng to, cảm xúc thay đổi, cảm giác khó chịu, hoặc do những chuyển động của bé hay thay đổi vị trí.
Mẹo: Carbohydrates kích hoạt việc giải phóng serotonin, giúp bạn ngủ, vì vậy hãy thử món ăn có lượng carbohydrate cao như bánh, trái cây, hoặc bánh mì nướng và mứt trước khi đi ngủ. Hãy thử nằm ngủ nghiêng về một bên, và co đầu gối lại. Dùng gối để kê bụng, để ôm giữa hai chân và đặt sau lưng của bạn.
Gợi ý sức khỏe khi mang thai
Hãy bắt đầu chuẩn bị cho sự ra đời của bé. Chọn những thứ cần thiết như tã lót, quần áo, áo ngực cho con bú hoặc sữa bột và chai lọ, giường cũi..v.v…
Nguồn: Enfa A+