Hiện tượng thay đổi khẩu vị ở Mẹ bầu
Sự thay đổi khẩu vị của các Mẹ bầu hầu như không giống nhau, nhưng sẽ có chung cảm giác không ngon miệng khi ăn uống, nhất là trong khoảng từ tuần thứ 6 của thai kỳ, thời điểm mà các Mẹ hay gặp tình trạng ốm nghén nhất.
Hiện tượng này có thể trở lại trong tam cá nguyệt thứ hai, tuy nhiên càng về cuối thai kỳ, Mẹ có thể không còn triệu chứng này nữa. Điều này lý giải bởi vì em bé trong bụng đang lớn dần và chèn ép vào dạ dày khiến Mẹ cảm thấy no hơn.
Một triệu chứng rất phổ biến khác khi Mẹ mang thai là cảm giác thèm ăn. Mẹ sẽ thấy bất ngờ khi nhận ra mình có thể bỗng không còn cảm hứng với một số các món “khoái khẩu” trước đây nữa, thay vào đó Mẹ lại có cảm giác cực thèm ăn những món ăn chưa từng có hứng thú bao giờ!
Vì sao Mẹ bầu lại thay đổi khẩu vị?
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, việc thay đổi hormone trong thai kỳ là nguyên nhân cho những cơn thèm ăn của các Mẹ bầu. Khi hormone thay đổi, vị giác và khứu giác của Mẹ bị tác động và nảy sinh cảm giác nhạy cảm với hương vị. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng Mẹ trở nên khá nhạy cảm với một số loại thực phẩm, đặc biệt là những mùi vị nồng đặc trưng như cà phê, sầu riêng, mắm,…
Nguyên nhân của những cơn thèm ăn khi mang thai vẫn chưa được các nhà khoa học giải thích một cách đầy đủ, nhưng theo một số chuyên gia dinh dưỡng, cảm giác thèm ăn là cách cơ thể đang nói rằng chúng đang bị thiếu hụt một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, điều quan trọng mà các Mẹ bầu nên nhớ là cần bổ sung những thực phẩm bổ dưỡng để đảm bảo rằng bé yêu phải được tiêu thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong bụng mẹ.
Làm thế nào để kiểm soát cơn thèm ăn?
Cảm giác “buồn miệng, thèm ăn” có thể đến một cách bất chợt, mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, Mẹ nên chuẩn bị sẵn cho mình những món ăn nhẹ lành mạnh. Một số lời khuyên dinh dưỡng dành cho Mẹ:
Ăn gì?:
· Thực phẩm ngọt, chẳng hạn như sữa chua, hoặc trái cây tươi như dâu tây, cam hay nho.
· Thực phẩm nhanh, chẳng hạn như khoai tây chiên, khoai lang chiên.
· Uống nhiều nước để làm dịu cơn đói và luôn cung cấp nước cho cơ thể hàng ngày.
· Trà gừng có thể khôi phục lại cảm giác thèm ăn và ngăn buồn nôn do nghén.
Kế hoạch thực hiện:
· Nên ăn sáng hàng ngày. Bỏ qua bữa ăn sáng có thể dẫn đến cảm giác thèm ăn mãnh liệt vào cuối ngày.
· Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày. Ăn khẩu phần nhỏ có thể làm cho Mẹ bầu ăn ngon miệng hơn.
· Cảm giác thèm thuồng những món ăn vặt không tốt cho sức khoẻ là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên Mẹ nên duy trì thực hiện việc kiểm soát khẩu phần ăn và có một kế hoạch ăn uống tổng thể lành mạnh, để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con yêu đang phát triển trong bụng nhé.
Vì một thai kỳ khỏe mạnh
Việc lập kế hoạch bữa ăn của của Mẹ bầu sẽ giúp Mẹ có được quyết định tốt hơn về dinh dưỡng, đặc biệt là về những dinh dưỡng tốt nhất cho em bé sau khi sinh.
Nguồn: Enfa A+