Chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi sắp có em như thế nào cha mẹ nên biết. Trẻ rất cần sự quan tâm chăm sóc từ phía cha mẹ những người thân trong gia đình. Khi bỗng nhiên trong nhà xuất hiện thêm một bé nữ mà tất cả mọi người đều dành tình thương thì chắc hẳn bé yêu cảm thấy sốc tâm lý tỏ ra buồn bã. Vì vậy trước khi sinh con thứ 2 cha mẹ cần phải ổn định tâm lý cho bé thật tốt để bé cũng sẽ yêu thương em của mình. Hãy cùng tham khảo những cách chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi sắp có em hiệu quả dưới đây nhé!
Để trẻ không cảm thấy bất ngờ và khó thích nghi, ba mẹ nên giúp con chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi sắp có em trước. Thảo luận với con về việc bé cảm thấy thế nào nếu có thêm em, thực hiện một số thỏa thuận nho nhỏ với bé cưng, bao gồm cả việc chăm em như thế nào sẽ giúp bé dễ tiếp nhận hơn.
Trong thời gian mang thai
Tùy mức độ thoải mái của bạn và độ tuổi của bé, cách giải thích của mẹ có thể sẽ khác nhau. Chẳng hạn như đối với trẻ mẫu giáo, bé chưa có nhiều khái niệm về thời gian. Vì vậy, rất khó để giải thích cho con hiểu rằng em bé sẽ xuất hiện trong một vài tháng tới. Sẽ dễ hơn nếu mẹ nói với con rằng em sẽ đến vào mùa xuân, khi hoa mai bắt đầu nở.
Mẹ nên dẫn dắt vấn đề dựa trên những câu hỏi của con. Chẳng hạn như nếu nhóc 4 tuổi của bạn thắc mắc “ Em bé sinh ra từ đâu?”, thay vì tìm cách giải thích cho con về sex hay những vấn đề phức tạp hơn, mẹ có thể nói một cách đơn giản với con như: “Em bé sẽ được sinh ra từ tử cung, bên trong bụng của mẹ”.
Ngoài ra, mẹ có thể lôi kéo sự quan tâm của bé đối với em nhỏ bằng cách cho bé xem hình, đưa trẻ đến nhà bạn bè, nơi có những em bé nhỏ, cho bé nghe nhịp tim hoặc cùng con thảo luận việc đặt tên cho em bé…
Lên kế hoạch sinh con
Không chỉ phải chuẩn bị đồ dùng trước khi sinh, mẹ còn phải sắp xếp “nơi ăn chốn ở” cho bé lớn trong thời gian nằm viện. Thảo luận trước với con về những điều bé có thể mong đợi trong ngày đó.
Nếu có thể, mẹ nên cho con đến bệnh viện sớm nhất có thể và vào lúc không có khách đến thăm. Điều này giúp tăng cường sự kết nối của con với em bé. Nếu ngày dự sinh của bạn đúng vào một trong những cột mốc thay đổi của bé, như việc chuyển từ nôi sang giường, mẹ nên cân nhắc đến việc thực hiện điều này sớm hơn. Cố gắng không thay đổi thói quen của bé trong giai đoạn này. Nếu cần thiết, mẹ có thể tiến hành sớm hoặc muộn hơn.
Khi mang bé về nhà
Một khi đưa em bé về nhà, mẹ nên điều chỉnh một số hoạt động thường ngày, tránh cho con có cảm giác mình đang bị bỏ rơi. Tùy vào độ tuổi của bé, mẹ có thể nhờ con giúp mẹ chăm em. Mẹ có thể nhờ bé vứt tã, lấy quần áo, lấy đồ chơi cho em hoặc chỉ đơn giản là ngồi nói chuyện với em.
Nếu bé tỏ thái độ không thích hoặc không quan tâm đến em, mẹ cũng đừng la mắng và ép buộc con. Mọi chuyện đều cần thời gian thích nghi.
Mặc dù có thể mệt mỏi và bận rộn với việc chăm con, mẹ cũng nên dành một ít thời gian cho bé lớn. Điều này giúp bé không cảm thấy mình bị “ra rìa” và giảm bớt sự tức giận của bé với em bé mới sinh.
Sau khi xem qua bài viết chuẩn bị tâm lý cho trẻ khi sắp có em như thế nào cha mẹ nên biết trên đây chắc hẳn các bậc cha mẹ đã có kế hoạch riêng cho bé yêu của bạn có một tâm lý thật tốt đón chờ em của mình. Để tránh tranh chấp trong gia đình các mẹ nên làm việc này trước khi sinh con thứ 2. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ hạnh phúc và đừng quên đồng hành cùng chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin nhé!
Nguồn: mecuteo