Trước khi chào đời
Mặc dù không thấy được sự phát triển của thai nhi một cách rõ ràng, nhưng thực chất bạn vẫn có thể theo dõi quá trình hình thành và lớn lên của bào thai theo các cột mốc phát triển của thai nhi quan trọng sau:
Các cột mốc phát triển của thai nhi bao gồm:

Trí thông minh
Cột mốc phát triển của thai nhi đầu tiên chính là trí thông minh
Tuần 5: Não bắt đầu phát triển
Tuần 6: Não phân chia thành 5 khu vực khác nhau
Tuần 7 – Tuần 28: Điều khiển những hành động cơ bản (thở, hấp thu dinh dưỡng qua nhau thai)
Tuần 8 – Tuần 19: Tế bào não nhân lên nhanh chóng. Mỗi phút có tới 250.000 tế bào não mới được hình thành
Tuần 10: Lớp vỏ não (liên quan đến các chức năng não cấp cao như ngôn ngữ và học hỏi) bắt đầu hình thành
Tuần 19: Não hình thành khu vực chuyên biệt cho các giác quan
Tuần 27 – Tuần 32: Thai nhi có thể chớp và mở mắt nhẹ, nhìn thấy được những loại ánh sáng đã qua bộ lọc của mắt
Tuần 31 – Tuần 34: Sóng não có thể được xác định bởi điện não đồ
Kỹ năng giao tiếp
Cột mốc phát triển của thai nhi quan trọng tiếp theo chính là kỹ năng giao tiếp
Tuần 6: Ống tai phát triển tạo cơ sở hình thành tai trong
Tuần 15 – Tuần 18: Tạo khẩu hình bú, mút
Tuần 19 – Tuần 21: Phát triển thính giác
Tuần 30: Nghe và ghi nhớ được các loại âm thanh ngắn
Kỹ năng vận động
Cột mốc phát triển của thai nhi quan trọng cuối cùng là kỹ năng vận động
Tuần 8: Cơ thể chuyển động nhẹ lần đầu tiên
Tuần 10: Có những cử động tay chân đầu tiên
Tuần 12: Ngón tay và ngón chân bắt đầu chuyển động
Tuần 13: Nấc cục, hấp thu dinh dưỡng, duỗi người, cầm nắm
Tuần 16: Thở liên tục và bắt đầu biểu lộ cảm xúc (nheo mắt, cau mày, nhăn nhó)
Tuần 20: “Đá” bụng mẹ đủ mạnh
Tuần 26: Phản xạ giật mình hình thành
Tuần 38: Thai nhi cử động ít dần
Cảm xúc
Tuần 7 – Tuần 8: phát triển xúc giác
Tuần 14: Gần như toàn bộ cơ thể nhạy cảm với những cái chạm nhẹ
Nguồn: Enfa A+