Sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên

0
549

        Tháng đầu tiên của thai kỳ là thời điểm đánh dấu sự khởi đầu tuyệt vời cho hành trình làm mẹ. Trong những bước đầu tiên phát triển trí não của trẻ, Mẹ nên ăn nhiều các loại thực phẩm giàu dưỡng chất DHA. Bộ não của bé bắt đầu phát triển trong 6 tuần đầu tiên của thai kỳ. Dưới đây là những gì bạn nên biết để bổ sung đầy đủ cho quá trình phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên.

Sự phát triển trí não của thai nhi trong tháng đầu tiên diễn ra như thế nào?

          Chặng đường phát triển trí não của bé chính thức bắt đầu! Ngay từ lúc thụ thai, sự hình thành trung tâm trí não ở trẻ bắt đã đầu phát triển. Và trung tâm trí não sẽ tiếp tục phát triển xuyên suốt thai kỳ cho đến khi em bé được sinh ra.

Sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên
   Sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên

           Mẹ lưu ý rằng sự phát triển của thai nhi sẽ được chia thành các tam cá nguyệt, thay vì đo theo tuần, hoặc tháng.

        Tuổi thai là thuật ngữ dùng để mô tả độ dài của thời kỳ mang thai. Bắt đầu từ sau ngày đầu của kỳ kinh cuối và được thể hiện bằng tuần và ngày. Một thai kỳ bình thường có thể nằm trong khoảng 38-42 tuần.

        Bắt đầu quá trình này, 2-3 tuần đầu tiên của thai kỳ là thời điểm phát triển của ống thần kinh – một phần quan trọng hình thành nên ống xương sống và não bộ (được gọi là dãi thần kinh sơ khởi) chạy dài từ đỉnh cho đến đuôi của phôi thai. Phần đầu của ống thần kinh này sẽ trãi phẳng ra và hình thành nên phần não trước của thai nhi.

         Tới tuần thứ 6, bán cầu não trái và phải của bé bắt đầu được hình thành rõ rệt. Vào cuối tháng thứ 2, thai nhi sẽ phát triển cả tim và hệ tuần hoàn. Điều đó đồng nghĩa rằng tim của em bé đã bắt đầu các nhịp đập đầu tiên trong bụng mẹ. Thậm chí, nhịp đập của bé còn gấp đôi so với của Mẹ đấy!

Mẹ nên làm gì để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong tháng đầu tiên?

         Mẹ có thể bắt đầu từng bước nhỏ giúp hỗ trợ sự phát triển nhận thức của thai nhi trong tháng đầu tiên ngay từ trong bụng bằng một chế độ ăn uống cân bằng, giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có giá trị như DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (acid arachidonic). Các chất dinh dưỡng bổ sung như omega-3 và omega-6 tương ứng, cũng rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của não và đôi mắt của bé. Những chất béo có lợi có thể được tìm thấy trong dầu cá như cá hồi, cá mòi và cá thu,…

        Bộ Nông nghiệp và Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên dùng ít nhất 8-12 ounces (tương đương 226-340 grams) nhiều loại hải sản khác nhau trong một tuần. Trong tháng đầu tiên của thai kỳ, hàng tuần hãy cố gắng ăn hai khẩu phần cá béo (như cá hồi chẳng hạn).

         Cá là nguồn DHA vô cùng quý giá. Tuy nhiên lại có một vài loại cá mà Mẹ bầu cần nên tránh trong quá trình mang thai. Vì có chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể gây hại cho hệ thần kinh và não của trẻ. Cá có trọng lượng càng lớn thì chứa lượng thủy ngân cao hơn. Do đó, cần tránh các loại thực phẩm như cá kiếm, cá mập và cá kình.

Mẹ có biết?

          Xúc giác xuất hiện đầu tiên trong 5 giác quan – thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác và xúc giác. Thai nhi sẽ phát triển xúc giác vào tuần thứ 5 và thứ 6 của thai kỳ.

“Diện mạo” của thai nhi trong tháng đầu tiên như thế nào?

         Diện mạo của thai nhi trong tháng đầu tiên, khuôn mặt của bé chưa được hình thành rõ nét. Lúc này đôi mắt, đôi tai và miệng mới bắt đầu xuất hiện và trên quá trình hoàn thiện. Bé yêu là sự kết hợp độc đáo giữa DNA của Mẹ và Bố. Vậy nên bố mẹ đừng háo hức quá để nhìn thấy sớm nhé. Vì thực tế đến lúc được sinh ra thì chúng ta mới biết được “diện mạo” cuối cùng của bé. Giới tính, chiều cao, màu sắc của da, tóc và cả mắt, thậm chí là một số đặc điểm tính cách của bé đã được xác định tại thời điểm thụ thai bởi một tập hợp của 46 nhiễm sắc thể.

         Cùng thời điểm đó, 6 tuần này cũng là một khoảng thời gian khó khăn của Mẹ, khi một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ là tình trạng mệt mỏi kéo dài. Bởi những thay đổi này, em bé trong bụng Mẹ sẽ tăng lên đến hơn nửa inch hoặc dài hơn một centimet. Tưởng tượng đó là kích thước của móng tay trên ngón tay cái của bạn – và có thể nhận thấy rằng đây là cột mốc đầu tiên thật sự ấn tượng của hành trình làm Mẹ!

Nguồn: Enfa A+