Mẹ đã trải qua một khoảng thời gian dài để làm quen cũng như thích nghi với việc có thêm một sinh linh bé bỏng. Tháng cuối thai kỳ là khoảng thời gian mà mẹ bầu cần nghỉ ngơi và thư giãn tối đa để đón chờ sự xuất hiện của bé. Trong lúc này, hãy cùng điểm qua một số việc mà mẹ cần làm trong thời gian chuẩn bị sinh con nhé!
Ghi danh lớp kỹ năng sinh con
Trong giai đoạn mang thai, các mẹ bầu có thể tham gia lớp hướng dẫn kỹ năng sinh con cũng như gặp gỡ trò chuyện với các ông bố bà mẹ khác để giúp mẹ bầu có tâm lý thoải mái cho ngày sinh. Một số phuơng pháp giúp ích cho việc sinh nở thuận lợi hơn như học cách hít thở sâu, massage, thư giãn.
Bên cạnh đó các mẹ bầu có thể tham gia thêm các lớp về cách cho con bú, chăm sóc trẻ sơ sinh, dinh duỡng cho em bé… Ngoài việc tham gia các lớp học, các mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm thông tin trên sách báo viết hoặc trên mạng internet ở bất cứ thời gian nào.

Lập kế hoạch sinh nở
Đây là bước vô cùng quan trọng sẽ giúp cho các mẹ bầu có sự chuẩn bị chu đáo hơn khi ngày sinh nở đến gần. Bản kế hoạch có thể ghi chi tiết đầy đủ những thông tin quan trọng chẳng hạn như:
• Bệnh viện: các mẹ bầu nên tìm hiểu thông tin cụ thể về bệnh viện nào tốt nhất cho việc sinh nở. Bởi nếu các mẹ bầu có vấn đề sức khoẻ hoặc các biến chứng khi mang thai và có nguy cơ gặp vấn đề trong lúc sinh nở. Thì việc lựa chọn những bệnh viện có uy tín, bác sĩ có trình độ cao sẽ giúp các mẹ bầu yên tâm.
• Chọn phuơng tiện di chuyển nhanh chóng, an toàn
• Hình thức sinh mổ hay sinh thuờng nên tham vấn ý kiến bác sĩ, không nên tự quyết định
• Kế hoạch chăm sóc cho mẹ và bé sau khi xuất viện
• Chế độ dinh dưỡng
Các mẹ bầu có thể chia sẻ bản kế hoạch này cho bác sĩ hoặc những thành viên gia đình để hiểu hơn về sự lựa chọn này.
Chuẩn bị phòng ngủ cho bé
Bé có thể ngủ chung với mẹ, tuy nhiên một phòng ngủ riêng cho bé vẫn là tốt nhất. Mẹ chỉ cần trang trí đơn giản và đảm bảo căn phòng phải thật sạch sẽ, có đèn hoặc ánh sáng mặt trời để giúp bé phân biệt ngày đêm cùng một số vật dụng cần thiết khác như đồng hồ, tủ đồ của bé… Mẹ có thể cân nhắc cho bé nằm củi hoặc nằm nệm; nếu nằm củi. Mẹ nên hạn chế để đồ chơi vì có thể gây ngộp thở cho bé. Phòng ngủ của bé phải được yên tỉnh, tránh những tiếng ồn dễ làm cho bé ngủ không đẫy giấc, hay giật mình và khóc.
Mua các đồ dùng cần thiết cho bé
Có rất nhiều thứ mẹ cần mua để hỗ trợ cho việc chăm sóc bé như tả, khăn giấy ướt, áo đồ trẻ sơ sinh, dầu gội, sữa tắm, bình sữa trong thời gian chuẩn bị sinh… vì sau đó, mẹ sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị các vật dụng này.
Mẹ nên lập một danh sách để đảm bảo không bị sót nhé!
Chuẩn bị túi đồ bệnh viện
Bệnh viện chỉ cung cấp những vật dụng cơ bản, còn lại, mẹ cần chuẩn các đồ dùng cần thiết cho cả mẹ, bé và người chăm sóc:
• Dầu gội, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, chất khử mùi, lược, mỹ phẩm, kem dưỡng ẩm và đồ dùng vệ sinh khác
• Nếu mẹ bị cận hoặc có tật về mắt phải đeo kính áp tròng, hãy đem theo kính đeo đề phòng trường hợp phải tháo kính áp tròng
• Mang theo vài bộ đồ ngủ/đồ mặc ở nhà, dép lào/tông/xỏ ngón (đi thoải mái trong nhà), áo choàng tắm/ngủ
• Bít tất
• Gối
• Đồ giải trí như tạp chí, sách, đĩa nhạc/mp3/máy nghe nhạc, trò chơi mẹ thích, máy tính xách tay, phim ảnh…
• Giấy bút hoặc đồ để ghi chú thời gian các cơn gò
• Số điện thoại của người nhà và bạn bè
• Áo ngực cho bé bú
• Nhiều quần lót
• Băng vệ sinh
• Quần áo thoải mái để mặc khi từ viện về nhà sau sinh, vì bạn sẽ không mặc vừa ngay quần áo trước khi mang thai
• Quần áo trẻ sơ, bao gồm cả vớ, tã, và mũ
• Chăn em bé, khăn sữa
• Ghế hoặc xe cho trẻ sơ sinh
• Sạc cho điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác
Tìm hiểu cách chăm sóc trẻ sơ sinh
Thời gian đầu chăm sóc bé, mẹ sẽ rất bận rộn và bối rối nếu là lần đầu làm mẹ. Vì vậy mẹ hãy tìm hiểu thông tin trước khi sinh. Cũng như học hỏi kinh nghiệm từ người thân, điều dưỡng viên và nhờ sự giúp đỡ của họ. Một số lưu ý khi mẹ chăm sóc trẻ sơ sinh:
– Hệ thống miễn dịch của bé còn yếu, vì vậy mẹ và những người chăm sóc cần rửa tay thật sạch trước khi chăm sóc bé.
– Cho bé được bú mẹ ngay trong những giờ đầu sau sinh. Trong những ngày đầu bé được bú sữa non của mẹ sẽ có nhiều kháng thể giúp cơ thể có khả năng miễn dịch tốt.
– Cẩn thận với đầu và cổ khi bồng hoặc đặt bé xuống.
– Không lắc bé để đánh thức vì có thể gây chảy máu não thậm chí dẫn đến tử vong. Thay vào đó, mẹ có thể cù chân hoặc thổi nhẹ trên má bé.
– Đảm bảo bé được đặt chắc chắn trên xe đẩy hay giường nằm.
– Chăm sóc và chơi với bé thật nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn, tránh xẩy ra tai nạn đáng tiếc.
Nguồn: Enfa A+