Lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ, mẹ phải biết

0
385

    Chăm sóc con cái là một nghĩa vụ rất thiêng liêng mà các bậc cha mẹ dành tặng cho những đứa con của mình. Ai cũng muốn chăm sóc con tốt nhất dành những điều tốt đẹp cho con giúp con phát triển tốt. Thế nhưng vẫn còn tồn tại những quan niệm sai lầm khi chăm sóc con cái mà các bậc cha mẹ vẫn áp dụng mà không hề hay biết. Dưới đây là những lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách phát triển toàn diện

    Hãy cùng tham khảo bài viết để có thể nhận ra đâu là những cách nên và không nên khi chăm sóc trẻ đúng cách nhé!

1. Lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh

lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ

Không nên để trẻ sơ sinh ngủ qua đêm

  • Rất nhiều bố mẹ khi đưa bé từ viện về nhà đã hồ hởi “khoe” rằng con mình ngủ liền mạch cả đêm. Tuy nhiên, điều này là không tốt chút nào. Trẻ sơ sinh sẽ ngủ rất nhiều. Dù vậy, cơ thể trẻ bình thường vẫn cần ăn trong vòng từ 2-3 giờ mỗi lần, ít nhất là trong 2 tuần đầu tiên.
  • Ngủ 8 tiếng liên tục có thể là dấu hiệu của bệnh vàng da nặng. Hơn nữa, say giấc quá lâu sẽ khiến trẻ bị mất nước. Cha mẹ cần phải chắc chắn là trẻ nhận được đủ lượng nước cần thiết và cho con ăn ít nhất 4 tiếng một lần vào ban đêm.
  • Vậy đâu là thời gian thích hợp để trẻ ngủ xuyên đêm? Thời gian và lịch ngủ của trẻ sơ sinh không giống nhau. Do đó, nếu theo dõi qua 2 tuần đầu con tiếp tục tăng cân và vẫn có khả năng ngủ liền mạch 8 tiếng, lúc này, mẹ có thể tận hưởng giấc ngủ của chính mình mà không cần đánh thức con dậy.

Không nên cho trẻ ăn theo nhu cầu

  • Đây là điều rất quan trọng trong những lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Rất nhiều bà mẹ mới sinh lo lắng việc con đòi ăn liên tục, ăn không theo giờ giấc nên quyết định bắt buộc cho con ti theo một lịch trình nghiêm ngặt ngay từ khi mới lọt lòng.
  • Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh: “Trẻ em thông minh hơn chúng ta tưởng. Chúng tự biết khi nào đói và khi nào đã no. Cho trẻ ăn theo nhu cầu, trẻ sẽ ăn tốt hơn”. Vì vậy, mẹ nên quên đi những “kỷ luật thép” về giờ giấc ăn uống của trẻ sơ sinh. Miễn là con ăn không quá 4 tiếng một lần, mẹ nên để con tự quyết định lịch ăn của mình.

Không nên bế con lúc khóc

  • Quan điểm tưởng như vô cùng đúng đắn này hóa ra đã lại “lỗi thời”. Trên thực tế, khi trẻ trên 4 tháng tuổi, con rất ít khi khóc không lý do. Nếu khi con khóc mẹ không vỗ về, lâu dần đúng là con sẽ không khóc nữa. Tuy nhiên khi đó, ta đã gián tiếp tạo một “lỗ hổng” trong tâm hồn trẻ.
  • Bế và ôm ấp dỗ dành khi con khóc sẽ giúp con hiểu được cha mẹ vẫn đang ở bên cạnh mình, từ đó tăng cường tình cảm, mối dây liên kết giữa cha mẹ và con.

Chăm sóc răng miệng cho trẻ

  • Trẻ sơ sinh không có răng nên không cần chăm sóc? Thực tế không như vậy. Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu thói quen vệ sinh răng miệng cho bé. Với trẻ ti sữa công thức, mẹ cần thường xuyên đánh lưỡi cho con với nước muối hàng ngày. Những tưa lưỡi đóng cặn ngày qua ngày có thể làm trẻ đau, chán ăn và hôi miệng.
  • Ngoài ra, mẹ cần chú ý bổ sung flo đầy đủ cho con. Flo là thành phần quan trọng trong cấu tạo răng, giúp răng chắc khỏe. Muốn con mọc răng sớm, mẹ nên chú ý bổ sung flo cho con hàng ngày. Flo thường có trong nước lọc hàng ngày con uống.

Cho trẻ nghe nhạc

  • Âm nhạc có thể làm trẻ cảm thấy thoái mái, dỗ dành con nín khóc nhưng hiện chưa hề có một nghiên cứu cụ thể nào kết luận rằng nghe nhạc sẽ làm con bạn thông minh hơn.
  • Thực tế, mẹ chỉ nên cho con nghe nhạc không quá 15 phút, mỗi ngày không quá 3 lần. Nghe nhạc liên tục sẽ khiến trẻ không tập trung vào giọng nói của mẹ, từ đó sinh chậm nói, lười nói chuyện.
  • Phía trên là những lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Phần tiếp theo cảu bài viết sẽ đề cập đến các lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ nhỏ.

2. Lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ nhỏ

  • Ngày nay, dù thông tin khoa học và kiến thức đã nâng cao nhưng vẫn còn đó nhiều quan niệm sai lầm của một số bậc phụ huynh, xuất phát từ truyền miệng và lưu truyền này đến thế hệ khác. Dưới đây là những lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ nhỏ vì có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ

Ăn nhiều cà rốt giúp sáng mắt

  • Cho dù bạn chưa thấy một con thỏ nào phải đeo kính nhưng nhận định trên vẫn không đúng. Cà-rốt chứa nhiều vitamin A, đồng thời cũng giàu beta-caroten nên nếu sử dụng nhiều, nó là yếu tố làm tăng chứng vàng da ở bé. Ăn nhiều cà-rốt hay các loại thực phẩm giàu vitamin A khác không có chức năng cải thiện thị giác cho bé như cha mẹ mong đợi.
  • Ngoài ra, việc tiêu thụ quá liều vitamin A còn có thể gây hại cho bé, lời khuyên tốt nhất là cha mẹ nên cho bé ăn uống cân bằng.

Đi chân đất sẽ khiến bé bị bẹt chân

  • Đi chân trần là một trong những cách vận động có lợi, giúp bàn chân của bé được phát triển tự nhiên. Chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định, những bé đi chân đất thường xuyên sẽ có bàn chân khác lạ so với nhóm bé đi giày.
  • Lý do duy nhất để bạn đi giày cho bé là giúp bé khỏi bị chấn thương trước những tác động từ môi trường.

Thời tiết ẩm sẽ khiến bé bị cảm lạnh

  • Nhận định này không hoàn toàn chính xác. Cảm lạnh có thể bắt nguồn từ việc hệ hô hấp bị virus xâm nhập chứ không hoàn toàn do trời lạnh hoặc trời ẩm.
  • Tất nhiên, chứng cảm lạnh cũng thường bùng phát trong mùa lạnh, bởi khi ấy, bé phải ở trong nhà hoặc chỉ được phép vui chơi ở chỗ đông người nên có thể bị nhiễm virus cảm lạnh từ người khác.

Không cho bé bị chảy nước mũi uống sữa vì sữa sẽ làm tăng tiết dịch mũi

  • Nhiều cha mẹ tin rằng, cho bé uống nhiều sữa khi bé bị cảm sẽ khiến nước mũi bị chảy nhiều hơn. Cũng có một số nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa sữa và khả năng tăng tiết dịch ở mũi nhưng bạn không nên vì lý do này mà bắt bé phải kiêng sữa.
  • Sữa chứa nhiều protein và canxi, cần thiết cho quá trình phát triển của bé, cho dù bé đang bị ốm hay khỏe mạnh. Nếu bé thích các loại nước hoa quả hơn, cha mẹ cũng không nên chiều bé; thay vào đó, cha mẹ nên tập cho bé thói quen uống sữa hàng ngày.

Nước mũi của bé có màu vàng, xanh là do bé bị nhiễm khuẩn và cần được uống kháng sinh

  • Không hoàn toàn chính xác. Màu sắc dịch mũi có thể thay đổi; trước tiên, nó thường trong và loãng, sau đó, nó chuyển sang đặc và có màu vàng hoặc xanh.
  • Việc điều trị bằng kháng sinh chỉ diễn ra khi có chỉ định của bác sĩ, thường là sau vài ngày mà bé chưa khỏi ốm.

Một lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ: Bé không thể tiêm phòng nếu đang bị sốt, cảm và ho

  • Nếu chỉ bị sốt, cảm và ho nhẹ thì việc tiêm phòng cho bé vẫn có thể được các bác sĩ tiến hành. Quá trình tiêm phòng bị cấm khi bé có dấu hiệu ốm nặng kèm theo sốt cao.
  • Nên thông báo cụ thể tình trạng của bé cho bác sĩ biết và theo hướng dẫn của bác sĩ dựa trên thể trạng thực tế của bé.

Những chấm trắng xuất hiện trên móng tay là do bé thiếu canxi

  • Những chấm trắng trên móng tay thường không liên quan đến sự thiếu hụt canxi ở bé. Chúng thường vô hại và thỉnh thoảng xuất hiện cùng với sự phát triển của móng (không riêng các bé, người lớn cũng có dấu hiệu này). Nguyên nhân có thể là do móng tay của bé bị chấn thương nhỏ.
  • Ngoài ra, dấu hiệu hạt gạo trên móng còn có khả năng cảnh báo nguy cơ bé bị ốm vì khi ấy, nhóm tế bào ở khu vực này có thể bị rối loạn hoạt động.

Cho bé ăn ngũ cốc vào buổi tối sẽ giúp bé ngủ ngon

  • Các chuyên gia cho rằng, bạn chỉ nên cho bé dùng ngũ cốc (các loại bột ngô (bắp), kê, đậu, gạo nếp và gạo tẻ) khi bé đã bước vào tuổi ăn dặm (4 – 6 tháng tuổi). Tuy nhiên, việc cho bé ăn ngũ cốc trước giờ đi ngủ không có tác dụng giúp bé ngon giấc cả đêm.
  • Trong vòng 3 – 6 tháng tuổi, các bé đã có khả năng tuân thủ một chu kỳ ngủ dài giấc vào ban đêm hơn.

Sữa hộp chứa sắt sẽ khiến bé mắc táo bón

  • Chưa có nghiên cứu nào kết luận mối liên quan giữa số lần đi tiêu, tình trạng phân, số ngày bé không đi tiêu, dấu hiệu nôn (trớ) với hàm lượng sắt có trong sữa hộp; do đó, không thể kết luận sắt có trong sữa là thủ phạm gây táo bón ở bé.
  • Không những thế, sắt là một trong những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của bé.

Bé mọc răng thường bị sốt

  • Nhiều cha mẹ vẫn tin rằng, dấu hiệu khi bé mọc răng bao giờ cũng là sốt và tiêu chảy. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho biết, có không ít bé mọc răng mà không kèm theo dấu hiệu sốt.

Bé bị sốt cao có thể nguy hiểm đến não

  • Sốt, tự bản thân nó không gây hại cho não trừ trường hợp sốt quá cao gây co giật. Bí mật nằm ở chỗ, sốt có thể là triệu chứng của viêm màng não nên có thể nguy hiểm cho não.

Aspirin là loại thuốc hiệu quả nhất để hạ sốt

  • Đây là một trong các lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ quan trọng bậc nhất. Aspirin không được dùng tùy tiện cho bé, trừ khi bạn được bác sĩ chỉ định làm điều này. Bởi vì, aspirin có liên quan đến hội chứng Reye’s ở bé.

Xoa cồn lên da bé có tác dụng hạ sốt

  • Cách này chỉ khiến bé bị ốm thêm. Cồn bốc hơi rất nhanh và có thể khiến bé bị lạnh – dấu hiệu có thể làm bé bị sốc do thay đổi thân nhiệt đột ngột. Hơn nữa, hiện tượng nhiễm độc cồn sẽ xuất hiện khi lượng cồn ấy thẩm thấu qua da của bé.

lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ

Đường cũng nằm trong lưu cần tránh khi chăm sóc trẻ

  • Đường gây nên chứng hiếu động thái quá. Mặc dù tiêu thụ nhiều đồ ngọt có liên quan đến tính khí của bé nhưng cũng không có nghĩa đường là chất gây nên chứng hiếu động thái quá. Nhiều cha mẹ tin rằng, đường gây ảnh hưởng đến hành vi của bé (ví dụ, trong những bữa tiệc – cơ hội để bé dùng nhiều đồ ngọt, bé chạy nhảy nhiều thì cha mẹ đổ ngay tội cho đường).
  • Tuy nhiên, các nghiên cứu cho rằng, đường không phải là nguyên nhân gây chứng hiếu động thái quá hoặc chứng tăng động giảm chú ý ở bé.

Bé bị mọc mụn là do bạn rửa mặt cho bé không được sạch

  • Mụn ở bé hầu như không liên quan đến tình trạng bụi bẩn trên da hoặc thức ăn có chứa chất béo. Nó được sinh ra bởi sự rối loạn ở các tuyến bã, nằm phía dưới da.
  • Giữ cho da mặt của bé luôn sạch sẽ thì tốt nhưng bạn nên nhẹ tay và không được chà xát mạnh vào những nốt mụn trên mặt bé.

Bộ não của bé sẽ hoàn thiện khi bé được 1 tuổi

  • Bộ não là cơ quan hoàn thiện gần như sau cùng. Trong vòng 3 năm đầu đời, bộ não của bé phát triển mạnh mẽ nhất. Khoảng 7 tuổi, não của bé có thể hoàn thiện đến trên 80%.

Cho bé tập đi sớm, bé sẽ nhanh biết đi

  • Vấn đề này cũng là một lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ. Điều này không những sai mà còn có thể gây nguy hiểm cho bé. Ép bé tập đi sớm có thể gây cản trở quá trình học đi của bé, bởi vì khi ấy, xương và cơ chân của bé còn yếu nên dễ bị tổn thương. Bạn nên để cho bé phát triển các kỹ năng theo cách tự nhiên nhất.

Bổ sung vitamin cho bé lười ăn

  • Vitamin không thể thay thế thức ăn của bé vì chúng không chứa năng lượng. Trừ khi bé bị thiếu hụt vitamin thì bạn mới nên bổ sung vitamin cho bé, theo chỉ định của bác sĩ.

Cho bé đứng nhiều, chân bé sẽ bị vòng kiềng

  • Sự thiếu hụt vitamin có thể dẫn tới chứng mềm xương và gây nên tình trạng “đôi chân vòng cung” ở bé. Một số trường hợp, phòng tránh tình trạng còi xương ở bé ngay từ đầu đồng nghĩa với việc sẽ giảm được nguy cơ chân vòng kiềng ở bé.
  • Ngoài ra, phần lớn các bé hơn 1 tuổi thích kiểu đi choãi chân thay vì chụm chân. Thế đi này xuất phát từ kiểu cong chân khi bé còn nằm trong bụng mẹ nên phải mất một vài năm nữa, bé mới có dáng đi chuẩn.

Loại hành, tỏi và sô-cô-la khỏi thực đơn của mẹ

  • Nếu mẹ tiêu thụ nhiều nhóm thức ăn giàu gia vị thì bé bú mẹ có khả năng bị xì hơi hoặc khó chịu trong dạ dày. Tuy nhiên, với nhóm thực phẩm trên, người mẹ chỉ nên tránh trong vòng 2 – 4 tuần lễ đầu.

     Hy vọng với những lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách phát triển toàn diện trên đây sẽ giúp cho các bậc cha mẹ nhận ra đâu là cách tốt nhất khi chăm sóc cho con cái. Những lưu ý cần tránh khi chăm sóc trẻ này khá nhiều, nhưng với tình yêu của mình dành cho bé, các mẹ sẽ nhớ được dễ dàng. Chúc bé yêu nhà bạn phát triển khỏe mạnh gia đình hạnh phúc.

Nguồn: mecuteo